Hotline : 0977.234.398
Nghề làm trống ở An Quang
Thôn An Quang, xã Lãng Ngâm (huyện Gia Bình) có nghề làm trống gia truyền từ hàng trăm năm nay. Trống An Quang nổi danh khắp nơi bởi âm thanh giòn, vang, rền từ lâu đã trở thành niềm tự hào của người dân nơi đây.

Nghề làm trống ở An Quang

Thôn An Quang, xã Lãng Ngâm (huyện Gia Bình) có nghề làm trống gia truyền từ hàng trăm năm nay. Trống An Quang nổi danh khắp nơi bởi âm thanh giòn, vang, rền từ lâu đã trở thành niềm tự hào của người dân nơi đây.
Chúng tôi đến An Quang dịp cuối năm - thời điểm cả thôn đang vào vụ sản xuất trống. Sân nhà nào cũng phơi đầy những mảnh gỗ, những tấm da trâu mới thuộc. Tiếng cưa, đục, thử trống… rộn rã khắp trong nhà ngoài ngõ. Được biết nghề làm trống đã có ở An Quang từ hơn 200 năm nay. Tương truyền, xa xưa một người gốc làng Đọi Tam (tỉnh Hà Nam) đến đây định cư thấy trong vùng chỉ có nghề nông nghiệp, lại thấy nguồn nguyên liệu dồi dào đã dạy cho dân làng cách làm trống. Về sau nghề được truyền đi khắp cả thôn. Có những gia đình đến nay đã duy trì được 3, 4 thế hệ làm trống.
 
Ông Nguyễn đình Chiện cùng con trai chuẩn bị da để bưng trống.
 Theo các nghệ nhân cao tuổi trong thôn, để làm ra một chiếc trống hoàn chỉnh phải trải qua rất nhiều công đoạn tỉ mỉ nhưng 3 công đoạn quan trọng nhất vẫn là: thuộc da, làm tang và bưng trống. Thông thường, tang trống được làm bằng gỗ mít. Đây là loại gỗ mềm, không bị cong vênh, nứt vỡ khi thời tiết thay đổi. Khúc gỗ càng to, càng lâu năm thì tang trống làm ra càng bền. Sau khi phơi khô, gỗ được xẻ ra thành nhiều dăm nhỏ với độ cong vừa phải. Các dăm được gắn kết với nhau bằng một chất kết dính đặc biệt pha chế theo công thức gia truyền. Để tang trống thật kín các khe được miết lại bằng sơn, cứ một lớp sơn lại một lớp vải chèn.
Khi đã hoàn chỉnh xong phần tang trống, người ta mới bắt tay vào bưng trống. Loại da sử dụng để bưng trống phải làm từ da trâu tươi, thuộc đi thuộc lại nhiều lần để đạt được độ mỏng ưng ý. Đây được coi là công đoạn quan trọng nhất, quyết định chất lượng của một chiếc trống thành phẩm.
 

Trống An Quang hoàn thiện được tiêu thụ ở nhiều địa phương.

 

Ông Nguyễn Đình Chiện, chủ một hộ có 4 đời làm trống ở thôn An Quang cho biết: “Bưng trống không chỉ đơn giản là căng da trên mặt rồi dùng đinh vâu hoặc tre đóng cố định vào thân mà còn đòi hỏi người làm phải thẩm định được tiếng trống ăn vào âm vực cao hay thấp. Công việc này chỉ những người có kinh nghiệm lâu năm mới làm được. Mỗi loại trống làm ra đều có những quy chuẩn nhất định nhưng phải đảm bảo được độ rền, độ vang. Thời gian để hoàn thành một chiếc trống phụ thuộc vào kích cỡ của từng loại. Thông thường, những chiếc có kích cỡ trung bình (đường kính mặt trống từ 20-50cm) sẽ mất từ 2 - 4 ngày, loại to thì mất nhiều thời gian hơn.

Trống An Quang sau khi hoàn thành được đưa đi tiêu thụ khắp nơi trong tỉnh và mang sang cả các tỉnh bạn như: Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Giang, Lạng Sơn.... Chiếc nhỏ nhất hiện có giá từ 300 - 500 nghìn đồng, chiếc to hơn có giá khoảng 10 triệu đồng, thậm chí có những chiếc lên đến cả trăm triệu. Theo một số hộ làm trống ở đây, nếu có đơn đặt hàng thường xuyên thì trừ chi phí, thu nhập mỗi tháng khoảng chục triệu đồng. Nhờ đó, nhiều gia đình đã thoát nghèo, xây được nhà khang trang, có của ăn của để.

Mặc dù vậy, trong những năm gần đây nghề làm trống ở An Quang cũng đang gặp phải không ít khó khăn do thiếu cả nguồn cung lẫn nguồn cầu. Nguyên liệu chính là gỗ mít ngày một khó tìm, da trâu thường được lấy ở cơ sở Văn Thai (Gia Bình) hiện nay cũng rất hiếm bởi nhiều gia đình không còn nuôi trâu. Thêm vào đó, trống có độ bền cao nên phải khá lâu. Những khó khăn đó đã khiến một số hộ bỏ nghề, chuyển sang buôn bán hoặc làm các nghề phụ khác.

Ông Nguyễn Viết Khê, trưởng thôn An Quang cho biết: “Hiện chúng tôi đang xây dựng kế hoạch để bảo vệ nghề làm trống truyền thống bởi đây là một nghề có tiềm năng phát triển, rất cần sự quan tâm của các cấp các ngành trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm”.

Chia tay An Quang, ấn tượng còn đọng lại trong chúng tôi là những thanh âm rộn ràng của một làng nghề đang vào vụ. Dù xã hội có hiện đại đến đâu thì vẫn sẽ chẳng thể thiếu vắng tiếng trống trong mỗi dịp hội hè, đình đám… Đó là cơ sở cho những người thiết tha với nghề làm trống vượt qua khó khăn, tìm ra hướng đi mới phù hợp.

Bài, ảnh: Thương Huyền - Nguyễn Hoa
 
 
tìm kiếm
Giỏ hàng
Tổng cộng: 0 VNĐ
Xem giỏ hàng
Thanh toán
hỗ trợ trực tuyến
Mr Tân : 0977234398
bomtanviet
Ms Thúy : 0975295215
Kỹ thuật
Tin mới
thống kê truy cập
hòm thư góp ý