Hotline : 0977.234.398
TIẾNG TRỐNG CHÙA NƠI CỬA THIÊN
Từ xưa, tiếng trống cũng được đưa vào chốn tu hành, tĩnh lặng, dân gian gọi là trống chùa; nơi cửa thiền tôn danh trống Bát – nhã. Ai ai cũng từng nghe tiếng trống.
 Từ xưa, tiếng trống cũng được đưa vào chốn tu hành, tĩnh lặng, dân gian gọi là trống chùa; nơi cửa thiền tôn danh trống Bát – nhã. Ai ai cũng từng nghe tiếng trống.
 
 
 
TIẾNG-TRỐNG-CHÙA

Tiếng trống chùa nơi cửa thiên - Tiếng
trống bát nhã 

Tiếng trống chùa nơi cửa thiên:
Lúc nhỏ trước hết tiếng
trống trường học giục giã ta vào lớp một?
Ngày hai buổi đến trường, ngày nào cũng nghe nhiều lượt trống, tiếng trống tựu trường, tiếng trống vào lớp và tiếng trống ra về. Tiếng trống tựu trường gồm ba hồi chín tiếng, thúc giục chúng ta mau trở lại ngôi trường sau những ngày nghỉ hè, sau những ngày xa thầy cô, bạn bè . Tiếng trống vào lớp gồm hai tiếng và kết thúc bằng ba hồi " TÙNG TÙNG TÙNG " mạnh mẽ dứt khoát. Hinh như đó là lệnh, khiến các em học sinh đang lô đùa ngoài sân mau mau về trở lại lớp học để học để chuẩn bị bài vở cho môn tiếp theo. Còn tiếng trống ra về gồm một tiếng và được đánh nhỏ dần, nhỏ dần.

Tuổi thơ chắc ai cũng chạy theo tiếng trống múa lân thúc dục, vang xa xa ở đầu xóm
Rồi tới lúc ta trưởng thanh không cần ai chỉ dậy cũng phân được tiếng trống đưa ma, tiếng trống cúng đình trong dịp lễ kì yên Tiếng trống cúng đình là một loại âm thanh lớn nhỏ có đủ , tấu nhạc thanh bình, khúc vui mở hội. Những tiếng tùng-tùng-tùng chậm rãi khoan thai theo từng nhịp bước đầy kính cẩn, là tiếng trống cung nghinh rước sắc trên chiếc long đình mang hồn thiêng sông núi, ẩn chứa cái vía anh linh của vị Thần thành hoàng bổn cảnh.

 

Ai đã từng học Quốc văn giáo khoa thư, hẳn còn nhớ cái không khí buồn thảm của tiếng trống tiễn người lính thú ra trận:

 

“Tùng tùng trống đánh ngũ liên
Quan sai xuống thuyền nước mắt như mưa”.

 

Lại nữa, ai đã từng đọc thơ “Giang thành dạ cổ” trong Hà Tiên thập cảnh khúc vịnh của Mạc Thiên Tích thì sẽ có cảm giác như được nghe âm vang rộn ràng trong gió , tiếng trống cầm canh bên bờ sông ngoài biên ải vọng về trong đêm:

 

Trống quân Giang thú nổi uy phong

 

Nghiêm ngóng đồn trong ỏi núi sông

 

Đánh phá mặt gian người biết tiếng

 

Vang truyền lịnh sóng chúng nghiêng lòng”…

 

Bỗng nhiên đám hậu sinh chúng ta cảm thấy chạnh lòng bởi hồn thiêng sông núi bàng bạc trong tiếng trống uy phong .Tim ta xao xuyến dâng trào một nỗi nhớ người xưa!

 

Thời trước, phương tiện sinh hoạt còn thô sơ, tiếng trống ngũ liên năm hồi dồn dập báo động vỡ đê , khi có giặc đến , có cướp , hoặc hỏa hoạn v.v…

 

Thời gian gần đây khắp nước ta hầu như tỉnh thành nào cũng có tổ chức lễ hội. Lễ hội và tiếng trống là cặp bài trùng mọi lúc. Nơi đâu có lễ hội , nơi đó vang tiếng trống : trống đại, tống tiểu, trống cơm … tập quán tạo thành thông lệ khi cần tập hợp đông người là trống nổi lên : trống đua ghe, trống đua voi, trống đua bò , trống chọi trâu …

 

Và cũng có trống trong biểu diễn nghệ thuật, đại cổ , trung cổ tạo thành nhạc trống.

 

Ngoài đời tiếng trống “nói” lên như vậy .

Từ xưa, tiếng trống cũng được đưa vào chốn tu hành, tĩnh lặng, dân gian gọi là

 trống chùa

 

; nơi cửa thiền tôn danh trống Bát – nhã .

 

Trống Bát-nhã chuyển tải cái hồn của đạo Giải thoát, tất nhiên nó không thôi thúc sôi động, không buồn bã âm u. Âm thanh trống Bát-nhã như lời kinh Bát – nhã Ba-la-mật-đa Tâm kinh của Thiền tông: cô động mà uyên áo, thâm sâu, đánh thức tâm chúng sanh hướng về cứu cánh giải thoát. Trống Bát-nhã đầy uy vũ phải được đánh lên trước hết mỗi khi trong chùa có sinh hoạt Phật sự , như khai mạc những cuộc lễ trọng đại, cúng Phật , cung nghinh các vị chức sắc Giáo Hội Phật giáo khai giảng khóa học Phật pháp …và  sau đó là khi bế mạc cuộc lễ .

 

Sau ba hồi trống lệnh, các chùa xưa còn sử dụng nhạc lễ, có đủ ngũ âm thuộc ngũ hành kim-mộc-thủy-hỏa-thổ. Chủ đạo của dàn nhạc khí này gồm cặp trống Văn Hòa điệu còn có đàn nhị, kèn, sáo, sênh, khánh, chuông , mỏ, gọi chung là pháp khí. Âm thanh pháp khí tuy nhỏ hơn tiếng trống Bát-nhã, nhưng được các bậc tổ sư dùng làm tín hiệu , hiệu lệnh để chúng sinh gồm đủ mọi hàm linh còn luân hồi  trong ba cõi sáu đường, nghe biết lắng tâm thanh tịnh, dừng nghĩ việc riêng tư, quy ngưỡng Phật pháp. Các pháp khí này thông thường đã được cá bậc chân tu tụng kinh niệm chú gia trì cho tăng phần uy lực khi dùn . Uy lực có thể “thượng thông thiên đỉnh, hạ triệt địa phủ ” như bài kệ Đại hồng chung đã nói. Theo truyền thuyết, âm thanh của ngài Đại-mục-kiến-liên có thể chấn động đến địa ngục, đáng cho chúng sanh phải suy ngẫm .

 

Dùng pháp khí không đúng cách khiến hiệu lệnh lệch lạc, các bậc chư thiên, long thần hộ pháp không hoan h , tứ chúng sinh dạ nghi ngờ, loài người giảm mất lòng ti , e dễ sanh điều bất lợi .

 

Cử hành lễ Phật mà dùng một dàn đại cổ – trống Võ – để tấu lên một khúc nhạc đầy phấn khích, thì đó là việc làm bất chấp quy luật thiền môn. Hơn nữa, nhạc trống còn phụ họa nhiều âm thanh đệm là tiếng gỏ tang trống, tiếng gỏ mép trống, mục đích gây sinh động hào hứng, nghĩa là thêm loạn động. Cả đoạn nhạc trống dài khoảng năm, bảy phút, dầu nghe rất hay, nhưng chỉ làm vui tai quan khách mà thôi, không phải nề nếp của bổn tự ở thời khắc cử hành lễ Phật .

 

Đưa nhạc trống “lên hàng đầu”, rồi tuyên bố chào quốc kỳ, quốc ca …đó là nghi thức mở hội, thuộc phạm trù sinh hoạt quần chúng ngoài đời. Vào lúc quần chúng đã bị say mê điên đảo bởi âm thanh kia, bấy giờ ba hồi trống Bát-nhã mới được cất lên một cách lạc lõng, như vậy là chuyện trái ngược. Trống đời – loại âm nhạc thế gian – đánh vang dội nhà chùa trong giờ khắc cử hành chánh lễ là khuấy động tâm trần tục của hàng Phật tử chúng ta. Người đời sẽ chìm sâu hơn vào vòng mê dắm, đồng thời người tu cũng khời tâm xao xuyến, mất thanh tịn . Đối với kẻ tu hành đó là phạm thanh quy, trái với luật thiền môn. Giới Sa-di có mười điều cấm , trong đó có nghe nhạc đời, xem hát, ca múa, chơi đàn, thổi kèn, thổi sáo, dự yến tiệc tới chỗ đông vui …

 

Đem trống đời vào chùa, chấp nhận dùng nhạc trống đời làm lễ vật cúng dường Tam bảo, có phải là hành động đổi mới ? là chấn hưng Phật giáo? hay đấy là cách làm tùy tiện, vô tâm và cẩu thả? Tội hay Phước? Và nếu hàng Phật tử chúng ta đồng tình ủng hộ thì đây rõ ràng đây là dấu hiệu của sự giải đãi, phóng dật, buông lung nơi cửa thiề . Việc này xúc phạm và làm tổn thương hoài bảo của chư cổ đức, những người xưa làm nên tiếng trống Bát-nhã. Xét về mặt tâm linh, buổi lễ có đệm nhạc trống đời đã vô hiệu hóa pháp giải thoát của nhà Phật .

 

Thử hỏi đưa âm thanh trống đời vào chùa sẽ tạo “hiệu ứng” gì? Trước mắt nó át mất hồn trống Bát-nhã. Nói cách khác hồn Bát-nhã bị chìm lặn, buông lung. Tâm giải thoát và tâm quy ngưỡng Phật pháp bị đoạn khúc. Thế gian không còn nhất tâm nhiếp thhu5 Pháp nhũ, dòng sữa Giải Thoát của giáo lý Đức Phật sẽ không còn nguyên vẹn nữa.

 

Người ta có thể dùng tiết mục nhạc trống đại cổ này để khai mạc chương trình văn nghệ phục vụ quần chúng trong ngày lễ Phật nếu cần .

 

Thiết tưởng đánh trống trong Lễ và Hội là việc đáng làm nhưng làm một cách cẩn trọng, vì đó là cách biểu dương ý tưởng, thể hiện điều muốn nói thay lời truyền đạt . Nhưng chúng ta cần xác định rạch ròi: nhạc trống đại cổ chỉ để giúp vui, tăng phần sinh động khi có Hội. Còn nghi thức đánh trống Bát-nhã là nghi thức Chánh của Lễ, chủ yếu cử hành trước lễ chào quốc kỳ , hát quốc ca, chào đạo kỳ, hát đạo ca, luôn là nghi thức tôn quý của nhà Phật . Nghi thức này đã thành danh và luật lệ , vốn bất di bất dịch.

 

Đổi mới để theo kịp trào lưu tiến hóa của xã hội là tốt, nhưng đâu phải mọi phép tắc đều có thể tùy tiện thay đổi .

 

Nguyễn Phước Thị Liên - Văn hóa Phật giáo

 

 
 
 
tìm kiếm
Giỏ hàng
Tổng cộng: 0 VNĐ
Xem giỏ hàng
Thanh toán
hỗ trợ trực tuyến
Mr Tân : 0977234398
bomtanviet
Ms Thúy : 0975295215
Kỹ thuật
Tin mới
thống kê truy cập
hòm thư góp ý