Giới Thiệu Làng Trống Đọi Tam
Mô tả:
Mô tả sản phẩm
Tinh xảo nghề trống Đọi Tam
Đến Đọi Tam vào một ngày đầu hè, thi thoảng ta lại nghe thấy tiếng xẻ gỗ ở một xưởng chuyên làm trống. Ghé thăm xưởng của nghệ nhân Thanh Hùng ở xóm 4, làng Đọi Tam, ngay sát chân núi Đọi, chúng tôi thấy cả nhà anh đang xoay trần ra kẻ xẻ, người chuốt những thanh gỗ mít vàng ươm. Vợ anh một mình đang "pha" những những súc gỗ mít đã cắt đoạn thành những mảnh dăm.
logo trống đọi tam
Còn anh Hùng thì làm công đoạn chuốt dăm. Anh Hùng cho biết: "Tùy theo kích cỡ trống mà định ra bao nhiêu dăm. Độ cong và độ dẻo của dăm cũng được tính toán kỹ để khi ghép thành tang trống thì vừa khít". Ngoài ra, để cho tang trống thật kín, những người thợ Đọi Tam còn dùng sơn ta miết vào các khe. Cứ một lớp sơn lại có một lớp vải màn. Anh Hùng cho biết: "Hiện cả làng có 14 cơ sở sản xuất khung trống, 13 cơ sở sản xuất da trâu, trên 10 cơ sở làm hoàn chỉnh trống".
Ông Bục nói: "Trẻ con ở làng Đọi Tam, lên 10 tuổi đã có thể biết sơ lược về cách làm trống. Nhiều em học sinh cấp 2, cấp 3 ngoài giờ đến lớp còn ở nhà giúp gia đình làm rất nhiều loại trống: Trống đế chèo, trống đình, trống trường học… với đường kính từ 20cm cho tới 2m. Thu nhập từ làm trống của các em và một số thợ trung bình ở các xưởng sản xuất đạt từ 1.000.000 đến 1.500.000 đ/tháng”.
Trống Đọi Tam hiện diện ở nhiều nơi trong và ngoài nước. Chiếc trống to nhất Việt Nam hiện đang ở gác trống của Văn Miếu do nghệ nhân Đọi Tam làm. Trống có đường kính 2,10 mét. Ông Bục nói: "Vừa qua, UBND thành phố Hà Nội có đặt hàng với nghệ nhân làng Đọi Tam làm chiếc trống lớn hơn để chào mừng sự kiện Thăng Long - Hà Nội tròn 1.000 năm. Tuy nhiên nghệ nhân Phạm Chí Thảo chưa dám nhận lời. Không phải vì làm trống to khó mà bởi... lấy đâu ra con trâu mộng cỡ này". Ông Bục kể tiếp: Những nghệ nhân làng Đọi Tam khi có người đặt hàng những trống cái lớn thường tự mình đi tìm mua những con trâu to khỏe đem về. Tự tay họ sẽ thịt những con trâu này. Họ không dám để những anh đồ tể làm vì sợ sẽ hỏng mất bộ da. Mảng da phần đầu, gáy, thậm chí tứ chi cũng được cân nhắc kỹ trước khi đưa dao để rạch. Lột được bộ da lớn nguyên tấm, người thợ trống sẽ đem thuộc da. Cái hay, cái giỏi, cái tài hoa của người thợ trống Đọi Tam thể hiện qua khâu xử lý da trâu hơn hẳn nhiều làng nghề khác. Giai đoạn công phu này đòi hỏi người thợ phải có kinh nghiệm.
Sản phẩm đã được thêm vào giỏ hàng