LỊCH SỬ RA ĐỜI CỦA LÀNG NGHỀ TRỐNG ĐỌI TAM
29/10/24
LỊCH SỬ RA ĐỜI CỦA LÀNG NGHỀ TRUYỀN TRỐNG TRỐNG ĐỌI TAM
Đền thờ trang sấm Nguyễn Đức Năng và Nguyễn Đức Bản
Qủa trống sấm đang được trưng bày ở Văn Miếu Quốc Tử Gíam
Làng nghề Trống Đọi Tam thuộc xã Đọi Sơn, Huyện Duy TIÊN,Tỉnh Hà Nam ngay dưới chân núi Đọi, xã Đọi Sơn có ba làng Đọi, nhưng riêng chỉ làng Đọi Tam có nghề truyền thống làm trống rất lâu đời. Truyền thuyết kể rằng năm 986 được tin vua Lê Đại Hành sửa soạn về làng cày ruộng tịch điền khuyến nông, hai anh em cụ Nguyễn Đức Năng và cụ Nguyễn Đức Bản đã tự tay làm chiếc trống to để đón vua. Tiếng trống vang rền như tiếng sấm, về sau hai cụ được tôn làm trạng sấm. Chiếc trống to hoàn thành Làng nghề trống ở Đọi Tam nổi tiếng khắp nơi trên đất nước, những người thợ làng nghề trống Đọi Tam có mặt ở khắp mọi nơi trên đất nước, hằng cứ tới ngày lễ, hội làng, và giỗ tổ nghề họ lại trở về quê hương để dự hội. Làng nghề Trống Đọi Tam là nghề cha truyền con nối, kĩ thuật làm trống chỉ được truyền cho con trai và con dâu, không truyền cho con gái và con rể do sợ thất truyền kĩ thuật làm trống. Trước kia con trai 10 ,12 tuổi đã làm được những loại trống nhỏ… lên 15, 18 tuổi có thể theo cha đi làm trống đại. Trống sấm sấm chỉ dành cho cánh mày râu thanh niên mạnh mẽ và có kinh nghiệm và kĩ thuật điêu luyện. Để tạo ra những chiếc trống hoàn chỉnh người thợ làng Đọi Tam phải trải qua 3 giai đoạn then chốt đó là làm da, làm tang trống và bưng trống...
Đền thờ trang sấm Nguyễn Đức Năng và Nguyễn Đức Bản
Thân trống được làm bằng gỗ mít sẻ cong, phơi khô. Mỗi cây gỗ mít được chia làm nhiều dăm, người thợ sẽ gắn khít các thanh trống lại với nhau tạo thành một tang trống hoàn chỉnh tròn, kín và khít, dăm trống không được ghép lỗi vĩ sẽ ảnh hưởng tới chất lượng âm thanh.
Mặt trống được từ da trâu và được lạo mỏng lớp màng và được phơi khô dưới ánh nắng mặt trời.
Giao đoạn bưng trống được coi là khó khăn nhất, không đơn giản là làm căng mặt da và dùng đinh tre trốt và cố định vào thân trống. Việc bưng trống còn đòi hỏi người thợ có đôi tại thính, để chiếc trống ăn vào nốt nhạc nào trong một dàn trống.
Qủa trống sấm đang được trưng bày ở Văn Miếu Quốc Tử Gíam
Hiện nay Làng Nghề Trống Đọi Tam có 15 cơ sở sản xuất tang trống, và 13 cơ sở làm da trâu và 11 cơ sở hoàn thiện trống. Với nhiều hộ gia đình họ lấy nghề làm trống làm thu nhập chính cho gia đình, với thu nhập mỗi tháng từ 2.500.000 triệu đồng đến 3.500.000 triệu đồng. Trống Đọi Tam hiện diện ở khác mọi nơi, chiếc trống to nhất đang được gác tại Văn Miếu Quốc Tử Giám chiếc trống có đường kính mặt trống 2,10m. Gần đây nhất UBND Thành Phố Hà Nội đã đặt nghệ nhân làng nghề Đọi Tam quả trống để phục vụ cho đại lễ 1000 năm thăng long. Nghệ nhân làng nghề không dám nhận lời, không pải là trống to khó… mà lấy ở đâu con trâu mộng có kích thước như vậy. Những nghệ nhân làng Đọi Tam khi có người đặt những chiếc trống to, trống khủng này, thì những nghệ nhân làng nghề sẽ tự mình đi tìm những con trâu to khỏe đem về, chính tay họ sẽ thịt những con trâu này, vì họ không dám đưa mấy anh đồ tể làm vì sợ sẽ làm hỏng mất bộ da. Mảng da phần đầu, gáy, thậm chí tứ chi cũng được cân nhắc kỹ trước khi đưa dao để rạch. Lột được bộ da lớn nguyên tấm, người thợ trống sẽ đem thuộc da. Cái hay, cái giỏi, cái tài hoa của người thợ trống Đọi Tam thể hiện qua khâu xử lý da trâu hơn hẳn nhiều làng nghề khác. Giai đoạn công phu này đòi hỏi người thợ phải có kinh nghiệm. Những người thợ trống Đọi Tam thường đi mua da trâu vào những ngày trời nắng. Bởi khi đem da về là phải phơi ngay. Dưới cái nắng gay gắt, da trâu sẽ được hong khô, có như vậy, tiếng trống mới ấm, vang xa. Hơn nữa, trong quá trình bào da, những người thợ có tay nghề phải dồn hết tâm trí vào công việc. Nếu miếng da trâu dày hoặc mỏng hơn theo “tiêu chuẩn” là tiếng trống sẽ biến âm. Thế nên, cùng một trống cái, thế nhưng hai mặt trống sẽ cho những âm thanh rất khác nhau.
Những năm kinh tế đất nước gặp khó khăn, Làng Nghề trống Đọi Tam vẫn duy trì được nghề nhờ truyền thống tương trợ nhau, giúp đỡ nhau giữa các gia đình làm trống trong làng. Ngày nay, các nghệ nhân Đọi Tam vẫn ra sức bảo tồn nghề truyền thống của cha ông. Nhiều gia đình vẫn lấy nghề làm trống làm nghề chính và đã có cuộc sống khá giả, sung túc hơn trước. Không chỉ làm trống, những người con Đọi Tam còn giỏi thể hiện những bài trống rất hay. Không biết có nơi thứ hai nào trên đất nước việt Nam này có đội trống nữ như ở làng trống Đọi Tam. Không chỉ biểu diễn trong làng vào ngày lễ hội mùng 6 tháng Giêng hàng năm, mỗi khi có nơi mời là đội trống lại lên đường. Dàn trống hàng trăm chiếc lớn nhỏ để trong đình lại được dịp lên ô tô theo nghệ nhân đi biểu diễn.