TRỐNG ĐỌI TAM - VANG DANH TINH HOA VIỆT
Tiếng trống thúc giục đoàn quân Tây Sơn đứng lên đẩy lui quân thù, tiếng trống hội rền vang Hà Nội trong ngày khai lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Tất cả bắt nguồn từ làng nghề truyền thống trống Đọi Tam.
Dàn trống hội phục vụ đại lễ 1000 năm thăng long Hà Nội
SỰ RA ĐỜI CỦA NGHỀ LÀM TRỐNG
Như một câu chuyện cổ tích Làng nghề truyền thống Đọi Tam ra đời như sau. Vào một ngày cách đây khoảng 1000 năm 2 anh em Nguyễn Đức Năng và Nguyễn Đức Bản trong khi đang đi tìm vùng đất để sinh nhai, khi đi ngang qua làng Đọi Tam thấy nơi đây nhà nào cùng trống mít, cây sai trĩu quả, gỗ mít thì vàng ươm chắc chắn sử dụng rất bền, sẵn có nghề trong tay hai cụ lựa chọn vùng đất này làm chốn đình cư và hành nghề.
Theo truyền thuyết kể rằng năm 986 được tin vua Lê Đại Hành sửa soạn về làng cày tịch điền khuyến nông, 2 anh cụ Năng và cụ Bản đã đốn hạ những cây mít to và già và thịt con trâu mộng để làm một quả trống to để đánh chào đón vua. Lúc bấy giờ dân làng lần đầu tiên nghe tiếng trống mà vang rền như sấm vậy. Về sau dân làng Đọi Tam được 2 cụ truyền cho nghề làm trống và được tôn làm trạng sấm. Đèn thờ 2 cụ được dân làng đặt ngay dưới chân núi Đọi.
Đền thờ trạng sấm tại Làng Đọi Tam
Chúng tôi đã chứng kiến những người thợ Làng Đọi Tam làm ra những chiếc trống hoàn thiện, ta phải có hai nguyên liệu chính là da trâu và gỗ mít.
Để làm ra một quả trống các người thợ phải trải qua ba giai đoạn chính: làm da, làm tang và bưng trống
Giai đoạn thứ nhất là làm da:
Da trâu được lựa chọn từ những con trâu già, và da trâu cái dai hơn và mềm hơn da trâu đực nên thích hợp để làm trống và sẽ cho trống có được độ bền và âm thanh tốt nhất. Sau đó da trâu sẽ được nạo bớt phần mỡ thừa cho đến khi đạt độ dày nhất định. Ở công đoạn này những người thợ cần có kinh nghiệm rất nhiều năm mới thực hiện được bởi vì từng bộ phận con trâu có độ dày mỏng khác nhau. Vì thế thợ làm trống phải biết chỗ nào cần nạo nhiều, chỗ nào nạo ít để có tấm da trâu đều đặn.
Da trâu đang được các người thợ nạo bớt phần mỡ thừa
Giai đoạn thứ hai là làm tang:
Tang trống được làm bằng gỗ mít mà không phải loại gỗ nào khác, người làng nghề trống đọi tam có câu " gỗ mít đánh ít kêu nhiêu ", gỗ mít sẽ được đốn hạ và sẻ thành những thanh dăm trống, tùy theo vào kích thước quả trống mà những người thợ sẽ định ra bao nhiêu dăm trống và được phơi khô, gỗ mít rất dẻo dai dù có phơi ngoài nằng thì gỗ cũng không bị cong vênh, nứt vỡ.
Dăm trống được sẻ ra từ gỗ mít
Giai đoạn thứ ba là bưng trống:
Sau đó thân trống sẽ được bào nhẵn và tiến hành bưng mặt trống. Việc bưng mặt trống sử dùng dây thừng và kích để làm căng mặt da trâu. Mặt da sau đó sẽ được cố định lên thân trống bằng đinh tre già. Công việc này đòi hỏi những người thợ trống Đọi Tam phải có đôi tai nhanh nhạy trong việc chỉnh âm thanh của trống đạt tới mức độ chuẩn chỉ nhất.
Bưng trống đòi hỏi người thợ có cảm nhận tiếng trống thật tốt.
Nếu không lấy được tiếng trống, âm trống không vang vọng thì những người thợ làm trống phải làm chiếc trống mới hoàn toàn, không thể sửa chữa được. Từ đó chúng ta mới thấy được để làm ra một quả trống không hề đơn giản như vẻ bên ngoài của nó.